Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Source : US defense department
Mới đây nhất, hôm nay 12/07, báo Sài Gòn Giải Phóng thông báo 7 ngư dân tỉnh Quảng Bình hiện đang bị Trung Quốc giam giữ cũng tại đảo Hải Nam. Theo thông tin từ địa phương, tàu cá QB 93256TS bị vây bắt hồi giữa tháng 6/2014, khi đang hành nghề cùng một tốp 50 đến 60 tàu Việt Nam khác.
Về chủ đề ngư dân bị Trung Quốc bắt tại Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Luật gia Hoàng Việt : Thực ra trình độ quản lý của Việt Nam có nhiều vấn đề, đặc biệt về quản lý biển, Việt Nam vẫn không đủ tiềm lực, không đủ phương tiện kỹ thuật để có thể quản lý được những vấn đề đó (cụ thể là việc xác định vị trí tọa độ nơi làm việc của ngư dân – ndr)…
RFI : Nếu như chính quyền Việt Nam không đủ năng lực để làm, tại sao chính quyền không minh bạch về thực tế này ?
Luật gia Hoàng Việt : …Trong thời gian vừa rồi, với sự kiện 981 (giàn khoan Haiyang Shiyou 981) Việt Nam đã kìm chế được, để không khiến tranh chấp trở thành xung đột quân sự, đó là điều tốt, nhưng nếu trong thời gian sắp tới mà… Việt Nam vẫn cứ phản ứng như vậy, thì điều này cho thấy Việt Nam đã bị động và lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp. Tôi vẫn nghiêng về khả năng là đến giờ Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược nào rõ ràng, cụ thể cả.…
Cho đến bây giờ Việt Nam cũng có nhiều tuyên bố, cũng như định hướng, nhưng những tuyên bố và định hướng này không biết có phù hợp và đáp ứng được… trong hoàn cảnh thực tế hay không. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều, nhưng chỉ là trong những biện pháp gọi là ‘‘tình thế’’, tức là giải quyết những vấn đề trước mắt, chứ còn để cho một tầm lâu dài, để thống nhất và đưa ra được một chiến lược khiến cả nước cùng chụm lại, thì tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam vẫn đang loay hoay...
No comments:
Post a Comment