Trà Mi-VOA -12.10.2014
Một cô gái trẻ người Việt hải ngoại gác bỏ công việc bận rộn hằng ngày, một mình sang tận Hong Kong để ủng hộ cuộc biểu tình vì dân chủ của giới trẻ tại đây và để học hỏi kinh nghiệm giúp thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam.
Cô Nancy Nguyễn, định cư tại bang California, cho biết chuyến đi tuy ngắn ngủi 1 tuần nhưng rất đáng giá vì cô được tận mắt chứng kiến, trực tiếp cảm nhận, và chia sẻ sức mạnh từ nỗi khát khao dân chủ của các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong làm nên sự kiện lịch sử gây chú ý công luận thế giới.
Tạp Chí Thanh Niên VOA có cơ hội trao đổi với Nancy sau 3 ngày cô đặt chân tới Hong Kong, hòa vào dòng người biểu tình phản đối sự kèm kẹp của Trung Quốc và kêu gọi quyền tự do bầu chọn người lãnh đạo.
Nancy Nguyễn: Cuộc biểu tình này là một sự kiện lịch sử. Sống trong thời đại có sự kiện lịch sử xảy ra mà trở thành nhân chứng, đó là điều thú vị. Thứ hai, tình hình Hong Kong cũng tương đối có những nét khá giống với tình hình Việt Nam. Cho nên, những hiểu biết của tôi ngày nay biết đâu có thể giúp ích gì đó cho phong trào chung của Việt Nam sau này. Hơn nữa, có những điều mình nghe thấy mà không ngờ, cho nên muốn tới đây coi xem có đúng hay không.
Nhà cầm quyền cho cảnh sát thường
phục trà trộn vào người biểu tình để gây rối hoặc để khuyên nhủ người
biểu tình làm theo ý nhà cầm quyền. Ngay khi phát hiện ra những mật vụ
này, người biểu tình thường hát Happy Birthday To You. Đây là cách rất
tếu, rất dễ thương để vạch mặt các mật vụ mà vẫn giữ được thái độ ôn hòa.
Nancy Nguyễn: Hong Kong đấu tranh cho dân chủ. Đây cũng là điều mà Việt Nam bây giờ rất mong muốn. Thứ hai, Hong Kong yêu cầu Trung Quốc không can dự vào chuyện Hong Kong, để họ tự quyết. Đó cũng là nét tương đồng, tức là đối tượng nhắm tới là Trung Quốc.
Trà Mi: Bạn nói qua đây để khám phá đúng sai một số điều đã được nghe. Tới đây rồi, bạn nhận thấy thế nào?
Nancy Nguyễn: Mình nghe ở đây họ biểu tình rất ôn hòa và có những cách tránh bạo động trên cả tuyệt vời. Qua đây mình thấy đúng là như vậy. Họ có cách tổ chức biểu tình không thể ngờ tới. Họ phục vụ cả việc charge pin điện thoại và máy móc cho phóng viên tác nghiệp. Các bạn trẻ xin một góc ở siêu thị để charge pin miễn phí cho mọi người. Ai đi qua tự để phone xuống, sau 2-3 tiếng ăn cơm xong chạy lại lấy, rất trật tự. Những lối lên ở quảng trường chỗ biểu tình, các bạn trẻ mang các vật dụng ra để làm thành các bậc thang để người ta bước lên cho dễ. Ngay lối đi đó luôn có 2-3 bạn đứng canh để bảo đảm an toàn. Trên các ngã đường, họ đều dặn nhau là phải giữ bình tĩnh và phải dọn dẹp sạch sẽ. Một khối người rất đông mà không có một cọng rác trên đường phố là điều bất ngờ. Họ dọn ngay tại chỗ, rồi sau đó có các bạn tình nguyện ở lại để quét rác.
Nếu họ cho là người hải ngoại chống cộng cực đoan, họ hãy làm tốt hơn đi để thay đổi nó.
Nancy Nguyễn: Bên này cũng bị tình trạng giống Việt Nam, nhà cầm quyền cho cảnh sát thường phục trà trộn vào người biểu tình để gây rối hoặc để khuyên nhủ người biểu tình làm theo ý nhà cầm quyền. Ngay khi phát hiện ra những mật vụ này, người biểu tình thường hát Happy Birthday To You. Đây là cách rất tếu, rất dễ thương để vạch mặt các mật vụ mà vẫn giữ được thái độ ôn hòa.
Trà Mi: Nếu họ bị những hành động khiêu khích từ phía đối phương, họ phản ứng thế nào?
Nancy Nguyễn: Với các trường hợp người gây rối mà cảnh sát giải vây cho bỏ đi một cách an toàn thì người dân ở đây rất phẫn nộ. Có nhiều trường hợp xảy ra xung đột, cải vã, thậm chí ẩu đả. Xin nói thêm, ngay sau khi bên này áp dụng biện pháp hơi cay với người biểu tình, người biểu tình đã trở nên rất phẫn nộ. Họ đoàn kết hơn, tinh thần của họ cũng tăng lên rất nhiều lần, đồng thời họ cũng tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của quốc tế. Cả thế giới đều nhìn vào cuộc biểu tình này. Vì vậy, chính quyền nhận ra rằng dùng bạo lực với người biểu tình Hong Kong là một kế sách sai lầm. Khi họ vũ lực với người dân Hong Kong, cả thế giới sẽ nhìn vào họ với con mắt không thiện cảm, và họ không dám làm điều đó nữa. Đã có nhiều lần họ dọa sẽ có đàn áp, nhưng rốt cuộc không có việc gì xảy ra.
Trà Mi: Trao đổi với họ, Nancy có nhận ra điều gì khác biệt giữa tinh thần của giới trẻ Hong Kong và tinh thần yêu chuộng dân chủ của giới trẻ Việt Nam không?
Nancy Nguyễn: Không khác biệt bao nhiêu về vấn đề tinh thần, chỉ có khác biệt về số lượng mà thôi. Bên này, hầu như tất cả mọi người từ trẻ tới già đều ủng hộ phong trào này. Họ cho rằng đây là vấn đề cần thiết, Hong Kong cần phải như vậy. Thậm chí nhiều người nói biểu tình làm công việc của họ khó khăn, họ kiếm ít tiền hơn, nhưng Hong Kong cần như vậy và họ không ngại phải chịu sự bất tiện này. Còn ở Việt Nam, số lượng này còn khiêm tốn lắm.
Người trẻ Hong Kong có một suy nghĩ
cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy hiểm tới tính
mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ.
Nancy Nguyễn: Kinh nghiệm thì khó mà nói được có áp dụng được hay không, nhưng tới giờ phút này, mình cảm thấy rất vui. Đứng giữa lòng Hong Kong hôm nay, mình cảm thấy chuyến đi của mình rất đáng giá.
Trà Mi: Vì sao Nancy quan tâm đến tình hình Việt Nam?
Nancy Nguyễn: Không biết từ khi nào nhưng mình thấy người dân Việt Nam khổ quá. Mình ở Mỹ thấy đời sống sung sướng, công ăn việc làm, bảo hiểm y tế, đồ ăn thức uống tất cả mọi thứ đều rất tốt. Còn nhìn về Việt Nam, thấy tội quá. Ngày nào nghe tin cũng thấy có những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội. Có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa. Cho nên, mình muốn giúp đỡ cho đất nước mình càng nhiều càng tốt.
Trà Mi: Nancy nghĩ bạn có thể giúp bằng cách nào?
Nancy Nguyễn: Mình cũng chưa biết, mình chỉ biết trong khả năng của mình làm được gì thì mình ráng làm thôi.
Trà Mi: Bạn nghĩ những việc bạn đang làm sẽ giúp phần nào?
Nancy Nguyễn: Mình cũng không biết nữa.
Trà Mi: Ở hải ngoại cũng có nhiều người trẻ có cùng mong muốn như Nancy, có nhiều hoạt động và các phong trào vận động hướng về Việt Nam. Bạn nghĩ gì về các hoạt động của giới trẻ người Việt hải ngoại?
Nancy Nguyễn: Người Việt hải ngoại đã làm những việc này suốt 40 năm qua và càng ngày các hoạt động càng quy mô hơn, có tầm vóc hơn. Vài năm gần đây song song với các phong trào ở Việt Nam, các phong trào ở hải ngoại cũng lớn mạnh lên rất nhiều và mình cảm thấy rất vui, có hy vọng.
Trà Mi: Người trẻ hải ngoại rất quan tâm đến Việt Nam, tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những sự quan tâm ở bên ngoài này nhiều khi đi theo chiều hướng cực đoan ‘chống cộng’ mà thôi, chứ không theo chiều hướng giúp cho sự phát triển của đất nước. Nancy suy nghĩ thế nào?
Nancy Nguyễn: Bất cứ ở đâu có tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ đều sẽ có những khác biệt về tư tưởng. Sự khác biệt đó là hệ quả tất yếu và mình nên học tập để chấp nhận. Nếu họ cho là người hải ngoại chống cộng cực đoan, họ hãy làm tốt hơn đi để thay đổi nó.
Trà Mi Đứng giữa dòng người biểu tình ở Hong Kong mà đa số là người trẻ, một người trẻ Việt Nam đến từ Mỹ như Nancy có suy nghĩ gì hướng về Việt Nam?
Nancy Nguyễn: Mình có viết lên Facebook của mình, chia sẻ rằng người trẻ Hong Kong có một suy nghĩ cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy hiểm tới tính mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ. Mình chỉ hy vọng tất cả những bạn trẻ ở Việt Nam có thể nói được điều đó, có thể dấn thân. Việt Nam cần họ.
Trà Mi: Một số người cho rằng dù mong muốn dân chủ
giữa người trẻ Việt Nam và Hong Kong giống nhau, nhưng hoàn cảnh và môi
trường chính trị quá khác xa. Ở Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh, người
ta hiểu thế nào là dân chủ trong khi ở Việt Nam không có điều kiện như
vậy. Làm thế nào người trẻ Việt Nam có thể làm nên những chuyện ‘lịch
sử’ như giới trẻ Hong Kong?
Trà Mi: Bạn cảm thấy mình học hỏi được gì từ các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong?
Nancy Nguyễn: Có quá nhiều thứ để học hỏi từ họ, thứ nhất là sự tổ chức, thứ hai là sự sáng tạo. Mình không nghĩ một ngày nào đó nếu người Việt xuống đường thì sẽ giống như Hong Kong hôm nay. Nhưng những gì mình thấy hôm nay, mình vẫn hy vọng một ngày nào đó có khả năng và cơ hội truyền đạt lại cho các bạn trẻ ở Việt Nam.
Trà Mi: Cảm ơn Nancy đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment