Hôm thứ bảy tuần trước nữa toán tuyển thủ quốc gia Bắc Hàn thi đấu bóng tròn Á Vân hội Incheon đã hội họp để gọi là " nhớ nhung nung nấu vị lãnh tụ khả kính, Thống Chế Kim Jong-Un"
Thông tấn xã KCNA của Bình Nhưỡng viết :"Tâm hồn của toàn bộ nhân viên phái đoàn và cầu thủ đều hướng về Người, mà họ xa cách đã lâu, dù Người đang thức hay ngủ!"
Ký giả ngoại quốc thì chỉ cho rằng phái đoàn cầu thủ không phải là những người duy nhất đang tự hỏi về lãnh tụ trẻ tuổi: Kim Jong-Un đã vắng mặt trước công chúng từ ngày 3 tháng 9.
Bệnh hoạn hay quản chế?
Sự vắng mặt không phải là chưa từng xảy ra, nhưng lần này gây chú ý. Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn của đại học Nam California Mike Chinoy cho rằng Kim Jong-Il, người cha, cũng thường vắng bóng giống như Un. Từ ngày nắm quyền lực vào tháng 12 năm 2011, Un đã ba lần vắng mặt dài ngày: 21 ngày, 24 ngày và 18 ngày vào tháng 3- 2012, tháng 6- 2012 và tháng 1-2013. Lần này Un vắng bóng đã 26 ngày. Bức màn chính trị kín mít của Bắc Hàn không cho ai thấy Un đi đâu, làm gì.
Lời giải thích đơn giản nhất là ông ta đang dưỡng bệnh. Tin đồn phổ biến nhất là Un bị gout, một chứng bệnh gây cơn đau dữ dội bất ngờ làm sưng đỏ căng quanh khớp xương.
Lúc lên ngôi lãnh tụ Un đã có vẻ quá nặng cân, lại trông có vẻ tăng cân từ đó đến nay. Béo phì làm tăng chứng đau khớp của bệnh gout. (Báo tabloid Daily Mirror của Anh còn hân hoan loan tin không nguồn là ông bệnh vì ăn phô-mai quá nhiều.)
Trong khi đó các chuyên gia tuyên truyền của Bắc Hàn mô tả sự vắng mặt của Un là vì ông đang chịu khổ cho nhân dân. 25 tháng 9, Truyền hình Chosun của Nhà nước chiếu đoạn video tựa đề "Cải tiến cuộc sống nhân dân" với hình ảnh lãnh tụ Kim tham gia lao động chân tay, mồ hôi nhuễ nhoại, dù có tài liệu chính thức cho biết ông đang "khó ở". Giáo sư Soon Yoon Lee, chuyên gia về Bắc Hàn, cho biết hôm 23 tháng 9 nhật báo Lao Động đã đề cập đến "cuộc di hành gian khổ của lãnh tụ Kim trong tiết đại thử nóng nhất của mùa hè" – chính là từ ngữ được truyền thông Bắc Hàn dùng sau khi cha của Un, lãnh tụ Kim Jong-Il bị tai biến não bộ hồi tháng 9-2008.
Nếu Un chỉ tĩnh dưỡng thì ông ta đang ở đâu? Nhà nghiên cứu Curits Melvin của viện Mỹ-Hàn thuộc đại học Johns Hopkins cho hay tin chính thức nói rằng ông trải qua phần lớn thời gian ở Wonsan và Kangdong, một thành phố phía đông nam và một huyện nông thôn của Bình Nhưỡng. Khu trại của gia đình họ Kim ở Kangdong là nơi Kim Jong-Il hồi phục sau cơn tai biến não.
Nhưng nếu Un không đau yếu thì chuyện gì khác đã xảy ra? Quả thật việc gì cũng có thể xảy đến. Phải chăng Un sợ bị ám sát, đang tránh con mắt công chúng? Phải chăng ông đã bị quản chế tại nhà, và một bè đảng tướng lãnh đang cai trị Bắc Hàn? Hay là ông chỉ đi nghỉ mát thôi? Không thể nói được.
Thiếu nữ trên đôi mươi
Đài CNN hôm thứ năm 9 tháng 10 dẫn tin từ một nhóm nghiên cứu gồm các nhà bất đồng chính kiến của Bắc Hàn cho rằng em gái út của nhà Kim là Kim Yo-Jong có thể đang nắm giữ quyền lực.
Yo-Jong là em cùng mẹ với Jong-Un trong gia đình 4 người vợ của Kim Jong-Il. Yo-Jong là Phó Chủ tịch đảng Công Nhân, một địa vị đầy quyền lực, nhưng ít được biết tới, và mới bắt đầu xuất hiện trước công chúng từ đầu năm nay.
Nhóm nghiên cứu Bắc Hàn nói ít ra Yo-Jong cũng đang tạm thời nắm quyền. Giới nghiên cứu cũng cho rằng nếu lãnh tụ Un đau bệnh khó khăn thì phải là một người trong gia đình Kim quán xuyến lâu đài quyền lực.
Nhà nghiên cứu Bắc Hàn Victor Cha nói :"Nếu Yo-Jong chỉ mới trên hai mươi đã phải nắm quyền cai trị, dù là tạm thời, thì đó là điều báo động, nghĩa là Jong-Un đang gặp điều gì rất nghiêm trọng, phải gắng điền chỗ trống bằng cô em quá trẻ"
Mọi con mắt theo dõi đều ngóng chờ đến ngày mai, thứ sáu 10 tháng 10, là dịp lể kỷ niệm lần thứ 69 ngày thành lập đảng Công Nhân. Kim Jong-Un dự lễ này năm ngoái. Nếu Un vắng mặt, mọi đồn đãi về ông sẽ tăng vọt, Nếu ông dự lễ, giới tình báo sẽ hết sức chăm chú vào dáng vẻ của Un, xem cử chỉ dáng điệu có nói lên được điều gì về nhà độc tài trẻ tuổi và tàn khốc này không.
Những sự kiện này gợi ra khung cảnh âm mưu ghê rợn trong các lâu đài u ám xám xịt ở Bình Nhưỡng.
Nhà nghiên cứu theo dõi Bắc Hàn Daniel Pinlston nói với The Guardian :"Các nhà độc tài rất đa nghi về những kẻ thách thức quyền lực của họ, và tất nhiên họ rất dễ bị xâm hại khi ở trong trạng thái phải dùng thuốc an thần"
Kim Jong Un không xuất hiện trong đại lễ của Triều Tiên
ReplyDeleteTruyền thông Triều Tiên không phát đi hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong ngày lễ kỷ niệm 69 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Kim không có tên trong danh sách đại biểu dự lễ viếng Chủ tịch Kim Nhật Thành và nhà lãnh đạo Kim Jong Il tại lăng Kumsusan ở thủ đô Bình Nhưỡng nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Danh sách này được hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố.
Theo KCNA, vòng hoa viếng lăng mang tên nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhưng quan chức cao nhất dự lễ viếng là ông Hwang Pyong So, người vừa tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Á vận hội lần thứ 17. Ông Hwang là nhân vật quyền lực thứ hai ở Triều Tiên, đảm trách cương vị Phó chủ tịch ủy ban quân sự trung ương Triều Tiên. KCNA cho biết, ông Kim Jong Un vắng mặt trong buổi lễ trọng đại của đất nước vì "cảm thấy khó chịu".
Mang hiến con lợn ỷ này cho nhà nước Hồi Giáo IS là xong ?
ReplyDelete